CÁCH QUẢN LÝ NHÂN VIÊN CỰC HIỆU QUẢ MÀ NHÀ QUẢN LÝ NÊN BIẾT
Những nhân viên thiếu chuyên nghiệp, cứng đầu hay có hiệu suất kém luôn là bài toán đau đầu của các nhà quản lý cấp cao và cản trở sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Vậy, đâu là cách quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả và trở thành người lãnh đạo giỏi? Cùng G.A.P Institute tham khảo ngay trong bài viết dưới đây nhé!
I. Quản lý nguồn nhân lực là gì?
Quản lý nhân lực là những hoạt động giúp nhân sự làm việc một cách tốt nhất để đạt được các mục tiêu lớn hơn của tổ chức. Nhìn chung, quy trình này sẽ bao gồm các hoạt động khai thác và sử dụng nhân lực của tổ chức theo cách hợp lý và hiệu quả nhất. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ thực hiện các hoạt động như:
- Lựa chọn nhân sự: Đòi hỏi tìm và chọn được những ứng viên phù hợp, giúp các phòng ban hoạt động trơn tru
- Giám sát nhân sự: Bao gồm việc đo lường, đánh giá hiệu suất của nhân viên trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp
- Tương tác, đào tạo nhân sự: Bao gồm trao đổi định kỳ giữa nhân viên và người quản lý, hoặc giữa các đồng nghiệp với nhau để báo cáo, truyền đạt kỳ vọng trong công việc, văn hóa công ty và đào tạo nhân sự.
- Khen thưởng nhân viên: Là các hoạt động công nhận, khen thưởng, trao thưởng bằng tiền mặt hoặc các biện pháp khuyến khích khác mà người quản lý có thể dành cho nhân viên khi họ đạt hiệu suất cao.
- Các hoạt động người quản lý có thể thực hiện để cải thiện hiệu suất
- Kỷ luật nhân viên: Các biện pháp mà nhà quản lý có thể thực hiện để giúp nhân viên cấp dưới cải thiện hiệu suất, sửa chữa các lỗi sai và thực hiện nhiên vụ của họ hiệu quả hơn.
Trên thực tế, hiệu quả của cách quản lý nhân viên sẽ phụ thuộc vào cá nhân người quản lý cũng như khả năng thúc đẩy, giao tiếp và xây dựng lòng tin của họ đối với nhân sự cấp dưới. Theo những nhà quản lý giỏi thường đóng vai trò như một huấn luyện viên của nhân sự, công nhận thành tích của họ và liên tục giúp họ phát triển, cải thiện tốt hơn.
II. 6 cách quản lý nhân lực hiệu quả trong tổ chức
Trên thực tế, mỗi nhân sự đều có những cá tính và đặc trưng riêng, nên không có cách quản lý nhân viên nào hoàn toàn “đúng” hay “quy chuẩn”. Hãy cùng G.A.P Institute tham khảo những nguyên tắc vàng khi quản lý nhân viên sau đây nhé!
1. Có những phản hồi rõ ràng
Trước khi đưa ra những lời nhận xét cho nhân viên vì chưa đủ nỗ lực hay chất lượng công việc đang giảm sút, hãy phản hồi hoặc góp ý về công việc mà họ đang đảm nhận. Một người quản lý tốt cần truyền đạt một cách rõ ràng và thẳng thắn về những gì cần thay đổi, nhân viên phải tiếp cận như thế nào, hạn định thời gian trong bao lâu,… Tuy nhiên, những phản hồi từ người quản lý cần mang tính đóng góp ý kiến để cải thiện, không chỉ trích, bác bỏ công sức hay châm chọc. Những yếu tố này là tiền đề để giúp nhân sự cấp dưới có thể nắm rõ tình thế và cải thiện hiệu suất hơn.
Đôi khi tất cả những gì nhân sự cấp dưới cần chính là sự thúc đẩy đúng hướng để nhân viên cấp dưới của họ dễ dàng tiếp cận và điều chỉnh công việc một cách hiệu quả hơn.
2. Giao tiếp hiệu quả và biết lắng nghe là cách quản lý nhân viên
Khảo sát của 15Five (tổ chức phát triển phần mềm nhân sự tại Mỹ) cho thấy 81% nhân viên toàn thời gian muốn gia nhập doanh nghiệp coi trọng “giao tiếp cởi mở” hơn là phúc lợi hay các giá trị khác. Trong khi đó, báo cáo khác của Gallup (tổ chức thống kê có trụ sở tại Washington, D.C.) cho thấy rằng chỉ 13% nhân viên cấp dưới cho rằng người quản lý giao tiếp hiệu quả với họ.
Trên thực tế, giao tiếp hiệu quả và biết lắng nghe những ý kiến trái chiều là cách quản lý nhân viên hiệu quả trong mọi môi trường công sở. Liệu có lý do nào đằng sau thái độ cứng đầu, làm việc kém hiệu suất? Nhân viên cấp dưới không còn nỗ lực với công việc có phải vì họ không hài lòng điều gì đó? Khai thác hết nguyên nhân và đưa ra cách giải quyết là điều vô cùng quan trọng để giữ chân nhân tài và phát triển doanh nghiệp một cách bền vững.
3. Gắn kết nhân viên bằng các mục tiêu của công ty
Cách tốt nhất để mọi thành viên trong nhóm làm việc và phát triển cùng nhau đó là định hướng họ làm việc vì mục đích chung. Người quản lý cần dành thời gian để trao đổi với nhân sự về khả năng và mục tiêu của họ. Từ từ đó, doanh nghiệp có thể thiết kế, xây dựng nên những mục tiêu chung phù hợp.
Ngoài ra, nhà quản lý cũng cần xây dựng mục tiêu chung dưới mô hình SMART để đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp:
- S – Specific: Cụ thể
- M – Measurable: Có thể đo lường
- A – Attainable: Có thể đạt được
- R – Relevant: Có liên quan
- T – Time based: Có mốc thời gian cụ thể
4. Biến văn phòng trở thành nơi vui vẻ
Xây dựng văn hóa công ty năng động cùng môi trường làm việc vui vẻ và gắn kết là yếu tố khiến nhân viên cấp dưới luôn yêu thích việc đi làm. Theo nghiên cứu của HBR, những bữa ăn trưa, xem phim hay ra ngoài cùng nhau chính là “chìa khóa” để thúc đẩy sự gắn kết của các thành viên và tăng mức độ hài lòng về công việc của họ. Đây chính là một trong những hình thức thư giãn giúp nhân viên của bạn giảm căng thẳng, từ đó tạo ra tinh thần thoải mái, năng lượng tích cực và mang lại hiệu quả cho công việc.
5. Đo lường, giám sát hiệu suất và năng lực của từng nhân viên
Để có thể đưa ra cách quản lý nhân viên hiệu quả thì việc đo lường, giám sát hiệu suất và năng lực của từng nhân sự là điều không thể thiếu. Nắm rõ được năng lực, điểm mạnh & điểm yếu và cả học vấn của nhân viên giúp nhà quản lý dễ dàng xây dựng kế hoạch giao việc và đề bạt các vị trí thích hợp . Bên cạnh đó, đây cũng bước tiền đề để doanh nghiệp tăng khả năng giữ chân nhân tài bằng cách phát hiện, khen thưởng những nhân viên có hiệu suất cao.
Chính vì lý do này, những buổi đánh giá năng lực nên được tổ chức thường xuyên. Cho dù cấp dưới của bạn đang thể hiện tốt hay kém, việc đánh giá không nên chỉ dừng lại ở những lỗ hổng về chuyên môn và kỹ năng. Đây là cơ hội để ngồi lại với nhân viên của bạn để thấu hiểu họ hơn và đề xuất những khóa học cần thiết.
Theo nghiên cứu của HRM, một trong những cách quản lý nhân viên hiệu quả nhất hiện nay là sử dụng kế hoạch phát triển cá nhân (PDP) trong quá trình đánh giá nhân viên, định hướng và ghi lại lộ trình phát triển của họ.
6. Luôn công nhận và khen thưởng cho những tiến bộ của nhân viên
Lương bổng luôn quan trọng, tuy nhiên, đây không phải là yếu tố duy nhất giữ chân nhân viên lâu dài. Vào thời điểm “chín muồi” trong sự nghiệp, điều mà họ luôn khao khát chính là niềm vui, sự công nhận năng lực trong công việc cũng như cảm nhận được vai trò của mình trong công ty. Trong tháp Maslow, đây chính là nhu cầu cao nhất hướng đến việc phát huy tiềm năng của mỗi cá nhân để trở thành người có ích cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc khen thưởng nên được tiến hành công khai và luôn đảm bảo tính công bằng cho mọi nhân sự trong tổ chức.
Trên thực tế, việc thực hiện các cách quản lý nhân viên không phải là điều dễ dàng và cần nhiều thời gian. Thế nhưng nếu nhà quản lý áp dụng đúng cách, hiệu quả mang đến cho doanh nghiệp là vô cùng lớn. Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đọc đã có thể xây dựng những giải pháp hợp lý, hiệu quả theo từng trường hợp để xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Nếu bạn cần đơn vị cố vấn và triển khai chiến lược đào tạo bài bản cho doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với G.A.P Institute để được tư vấn chi tiết!
Nguồn: LinkedIn.com