Trang chủ

QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH NGUỒN NHÂN LỰC HIỆU QUẢ & CHUẨN XÁC

Từ xưa đến nay, việc hoạch định nguồn nhân lực luôn là một quy trình thiết yếu đối với hầu hết các doanh nghiệp lớn nhỏ. Tuy nhiên, nhiều nhà quản trị vẫn chưa nắm rõ khái niệm và quy trình hoạch định nguồn nhân lực chuẩn hóa. Hãy cùng G.A.P Institute tham khảo ngay bài viết dưới đây để nắm rõ hoạch định nguồn nhân lực là gì và các bước triển khai cụ thể!

Hoạch định nguồn nhân lực sao cho hiệu quả

  1. Hoạch định nguồn nhân lực là gì?

Hoạch định nguồn nhân lực (Human Resource Planning) là quá trình dự đoán, phân tích về nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lai của mỗi doanh nghiệp. Từ đó, nhà lãnh đạo có thể xây dựng kế hoạch sắp xếp nguồn nhân sự để đạt được các mục đích của doanh nghiệp, tránh trường hợp thiếu hụt hoặc dư thừa nhân viên. Nói cách khác, hoạch định nguồn nhân lực chính là quá trình xác định “đúng người – đúng việc- đúng lúc” để vận hành và phát triển doanh nghiệp.

Trên thực tế, hoạch định nguồn nhân lực cần đảm bảo sự linh hoạt để đáp ứng những thách thức về nhân sự trong ngắn hạn. Đồng thời, quá trình này cũng cần phù hợp với những biến động trong môi trường kinh doanh dài hạn. Cùng với đó, một trong những thách thức lớn của quá trình này còn là việc số lượng nhân sự và trình độ thường dễ thay đổi bởi nhiều lý do như được thăng chức, bị ốm, luân chuẩn vị trí,.. Do đó, quá trình này đòi hỏi các nhà quản trị nhân sự cấp cao cần có tầm nhìn và tư duy chiến lược sắc bén.

2. Tại sao hoạch định nguồn nhân lực lại quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp?

Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thường không thể thiếu quá trình hoạch định nguồn nhân lực. Điều này mang lại khá nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, chẳng hạn như:

  • Tối đa hóa việc sử dụng nhân lực và đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân trong công ty.
  • Đảm bảo công ty luôn có đủ nhân sự, doanh nghiệp sử dụng đúng người để giảm tải những chi phí về thời gian và vật chất.
  • Tăng năng suất lao động cho tổ chức, tạo điều kiện đạt được những mục tiêu theo kế hoạch đề ra.
  • Cho phép doanh nghiệp duy trì và tạo môi trường phát triển cho nhân viên lành nghề ổn định và lập kế hoạch giữ chân nhân tài trong tương lai.

3. Quy trình triển khai hoạch định nhân lực trong vận hành doanh nghiệp

  • Bước 1: Phân tích thực trạng nguồn cung hiện tại

Việc đánh giá nguồn nhân lực hiện tại có vai trò quan trọng như một nền tảng vững chắc khi lập kế hoạch hoạch định nguồn nhân lực. Trong bước này, bộ phân nhân sự cần thực hiện quá trình phân tích tổng thể nguồn lực dựa trên các tiêu chí cơ bản như:

  • Số lượng nhân viên
  • Kỹ năng mềm & trình độ chuyên môn
  • Vai trò và mức độ hiệu suất của mỗi cá nhân

Dựa vào những tiêu chí này, người quản lý có thể nắm rõ tình trạng nguồn cung nhân sự thực tại để từ đó đưa những nhìn nhận chính xác hơn

  • Bước 2: Xác định nhu cầu nhân sự tương lai

Bước thứ 2 yêu cầu doanh nghiệp xây dựng kế hoạch tương lai nguồn nhân lực của mình. Trong bước này, nhà quản trị nhân sự có thể xem xét một số vấn đề nhất định như thăng tiến, nghỉ hưu, luân chuyển hay thậm chí là sa thải nhân viên để dự đoán được nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lai.

Để làm được điều này, doanh nghiệp cần xem xét thêm các yếu tố bên ngoài như sự phát triển của công nghệ có thể làm tăng hoặc giảm nhu cầu lao động,…

  • Bước 3: Dự báo nhu cầu nguồn lực lượng lao động

Bước tiếp theo, nhà quản trị cần phân tích và xác định rõ các nhu cầu để thu hẹp khoảng cách giữa nguồn cung lao động so với nhu cầu trong tương lai. Để dự báo nguồn lực lao động trong tương lai một cách chính xác, nhà quản trị cần nắm rõ chiến lược cũng như mục tiêu dài hạn để dự báo được nhu cầu nhân lực và đáp ứng các kế hoạch của doanh nghiệp. Theo đó, bạn có thể trả lời một số câu hỏi như:

  • Nhân viên nên được đào tạo thêm chuyên môn và những kỹ năng mới nào
  • Công ty có cần thêm quản lý cấp trung hoặc quản lý cấp cao không
  • Tất cả nhân viên có đang phát huy thế mạnh của họ trong vai trò hiện tại không

Cũng trong bước này, bạn sẽ xác định nguồn nhân lực có đang dư thừa hay thiết hụt so với nhu cầu của doanh nghiệp trong tương lai hay không và đưa ra cá giải pháp để khắc phục trong dài hạn.

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan