Trang chủ

3 CÁCH GIÚP DOANH NGHIỆP KHẮC PHỤC ‘RÀO CẢN GIAO TIẾP’ TRONG TỔ CHỨC

Theo Gallup, 70% nhân viên ở Mỹ cảm thấy không gắn kết với công việc và một trong những nguyên nhân hàng đầu là do thiếu sự giao tiếp và phản hồi từ lãnh đạo.

Cũng trong một nghiên cứu của Salesforce cho thấy, 86% lao động và người quản lý cho rằng thiếu hợp tác hoặc giao tiếp không hiệu quả dẫn đến những sai lầm trong công việc.

Vấn đề này bắt nguồn từ việc những lao động trẻ hoặc ít kinh nghiệm không được tham gia nhiều vào các hoạt động mang tính chiến lược của công ty. Vậy nên, khi cấp trên giao việc xuống, họ có xu hướng chỉ làm theo mà không nắm được toàn bộ bối cảnh sự việc. Từ đó dễ dẫn đến nhiều sai sót do hiểu lầm ý nhau và mất thêm thời gian để sửa lại cho đúng.

Để giải quyết bài toán này, lời khuyên của G.A.P cho các quản lý, chủ doanh nghiệp là:

1️.Tạo điều kiện cho cấp dưới được tham gia vào quá trình trao đổi các vấn đề chung của công ty trên tinh thần tôn trọng và cởi mở.

Ví dụ tại tập đoàn Deloitte, nhân viên phải tuân theo quy định không được viết câu nhờ vả hay đề xuất theo kiểu ra lệnh, mà ngược lại phải có đầy đủ chủ ngữ vị ngữ để tránh tạo sự hiểu lầm hay hiềm khích với các đồng nghiệp với nhau. Điều này vừa giúp giảm thiểu lỗi truyền đạt vừa tạo cho các bạn nhân viên một thái độ trách nhiệm hơn với những gì bản thân đã cùng đội nhóm xây dựng và phát triển.

2️.Xây dựng các chương trình cố vấn ngược (reverse mentoring) để nhân viên mới sở hữu kỹ năng và kiến thức mà các đồng nghiệp cũ còn thiếu, trở thành cố vấn cho nhân viên cũ, hoặc đồng nghiệp cao cấp hơn.

Hình thức này được thể hiện qua ví dụ một bạn Gen Z chia sẻ với đồng nghiệp lớn tuổi hơn về góc nhìn của thế hệ trẻ, các thao tác công nghệ mới hay cách quay một video TikTok. Với phương pháp trên, độ ăn ý giữa các cặp senior và junior sẽ tăng lên bởi họ có thể học cách lắng nghe và thấu hiểu cho nhau nhiều hơn.

3️.Thống nhất quy trình trao đổi công việc và các kênh giao tiếp chung để đảm bảo mạch thông tin giữa hai bên được mạch lạc và không gây khó hiểu cho người tiếp nhận.

Cụ thể, công ty nên quy định rõ kênh nào dùng cho việc báo cáo hay trao đổi về một vấn đề, tránh việc nhân viên cập nhật tình hình ở một kênh và giao tiếp với đồng nghiệp bằng kênh khác. Thêm vào đó, chủ doanh nghiệp cũng cần xây dựng một quy trình báo cáo công việc trước, trong và sau khi hoàn thành dự án để tất cả nhân viên đều nắm rõ tiến độ công việc và tiết kiệm thời gian trao đổi.

Nếu bạn còn đang gặp khó khăn trong việc triển khai bất kỳ giải pháp nào ở trên cho doanh nghiệp của mình, hãy để G.A.P giúp bạn làm điều đó!

Liên hệ ngay với chúng tôi để được thiết kế chương trình đào tạo phù hợp nhất!

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan