Trang chủ

CHIẾN LƯỢC VÀ NGHỆ THUẬT ĐÀM PHÁN

Kỹ năng đàm phán thương lượng là một trong những yếu tố quan trọng không chỉ trong kinh doanh mà còn trong cuộc sống hằng ngày. Để có được cuộc đàm phán thành công, bạn cần cân bằng giữa lợi ích cá nhân và lợi ích từ phía đối tác.

Hãy cùng G.A.P Institute trang bị những kiến thức sau để dễ dàng thương lượng thành công trong mọi tình huống nhé!

1. Kỹ năng đàm phán là gì?

Theo đại học Harvard, kỹ năng đàm phán là quá trình trao đổi, thương thảo qua lại nhằm đạt được sự thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên xung đột. Trong công việc, những ý kiến bất đồng khi hoạt động kinh doanh có thể dẫn đến các tranh chấp. Lúc này, người có kỹ năng đàm phán cần giải quyết tình huống và đưa ra những thỏa hiệp khiến các bên hài lòng.

Bên cạnh đó, trong những lần thực hiện giao dịch kinh doanh hoặc ký hợp đồng, việc có khả năng đàm phán thương lượng tốt sẽ giúp doanh nghiệp đem về nhiều dự án và tăng lợi nhuận.

Trên thực tế, kỹ năng đàm phán thuyết phục là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của toàn bộ các doanh nhân. Đây chính là phương tiện cơ bản giúp ta có được điều mong muốn từ cá nhân khác. Chính vì vậy, muốn giữ những vị trí quan trọng trong tổ chức, bạn cần phải trau đổi khả năng thương lượng, đàm phán của mình để đem về nhiều ưu thế hơn.

kỹ năng đàm phán

2. Kỹ năng đàm phán quan trọng như thế nào trong kinh doanh và cuộc sống?

Mỗi kỹ năng mềm đều sở hữu những vai trò quan trọng và thiết yếu cả trong kinh doanh và cuộc sống hằng ngày. Theo đó, vai trò của kỹ năng đàm phán thuyết phục lại càng được đề cao hơn.

Giáo sự Michael Wheeler của trường Kinh Doanh Đại Học Harvard tại Mỹ cho rằng: “Nâng cao kỹ năng đàm phán của bạn sẽ mang lại một lợi ích to lớn. Nó cho phép bạn đạt được các thỏa thuận và hạn chế nhiều nhất những bất lợi.  Bên cạnh đó, đàm phán tốt cũng cho phép bạn giải quyết những khác biệt nhỏ trước khi chúng trở thành những xung đột lớn”.

Trong kinh doanh, việc sở hữu kỹ năng thuyết phục tốt có thể giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu cụ thể như:

  • Bảo vệ quan điểm trước đối tác
  • Ký kết hợp đồng giao dịch, mua bán thành công với giá cả phù hợp
  • Giải quyết các mâu thuẫn trong kinh doanh
  • Kết nối doanh nghiệp và người tiêu dùng
  • Kết nối doanh nghiệp và đối tác
  • Giải quyết những xung đột trong cuộc sống hằng ngày, tạo dựng sự tin tưởng hay những mqh bền chặt

3. Các bước đàm phán thương lượng cơ bản

3.1. Nghiên cứu, chuẩn bị các tình huống trước khi đàm phán

  • Tìm hiểu đối tác: Để đảm bảo buổi đàm phán thuyết phục, bạn cần phải xác định thành phần và người tham dự là những ai. Cùng với đó, bạn cũng cần nghiên cứu thật kỹ các thông tin liên quan đến đối tác để dễ dàng đưa ra những quan điểm phù hợp.
  • Xác định vấn đề và mục tiêu đàm phán: Khi đàm phán, bạn và các bên liên quan cần tìm ra những vấn đề còn thiếu sót trong hợp đồng. Từ đó, các bên liên quan có thể dễ dàng xác được mục tiêu chung và tìm ra hướng giải quyết.
  • Xây dựng các phương án thay thế: Không phải lúc nào đàm phán thương lượng cũng thành công. Do đó, bạn luôn cần chuẩn bị cho mình những phương án dự phòng và hướng đi thay thế phù hợp cho các tình huống phát sinh.
  • Bên cạnh kỹ năng đàm phán thương lượng, những yếu tố khác như cách đặt câu hỏi, kỹ năng xử lý thông tin, lắng nghe, phân tích các luận điểm cũng vô cùng quan trọng. Những kỹ năng này luôn bổ trợ và giúp buổi đàm phán diễn ra thành công hơn.

3.2. Trao đổi thông tin:

Bên cạnh kỹ năng đàm phán thương lượng, những yếu tố khác như cách đặt câu hỏi, kỹ năng xử lý thông tin, lắng nghe, phân tích các luận điểm cũng vô cùng quan trọng. Những kỹ năng này luôn bổ trợ và giúp buổi đàm phán diễn ra thành công hơn.

3.3. Đưa ra lựa chọn có lợi cho các bên:

Không phải cuộc đàm phán nào cũng sẽ đem lại kết quả tốt cho cả đôi bên. Tuy nhiên, việc cân nhắc để được những lợi ích chung là cần thiết. Đây là hành động thể hiện sự tôn trọng giữa các đối tác với nhau. Bên cạnh đó, bạn có thể lưu ý những điều sau để cải thiện kỹ năng đàm phán thương lượng:

  • Học cách lắng nghe đối tác – khách hàng: Việc lắng nghe trong lúc đàm phán rất quan trọng, nó thể hiện sự tôn trọng của bạn với các bên liên quan và giúp bạn hiểu rõ mục đích mà đối phương mong muốn.
  • Không nên đưa ra lời đề nghị trước: Bạn có thể cân nhắc đến việc để đối tác đưa ra lời đề nghị trước. Điều này giúp bạn dễ dàng thảo luận lại và đưa ra những phương án tốt hơn. Trong lời đề nghị ban đầu, đối tác thường sẽ chọn những điều có lợi nhất cho họ. Vì vậy, bạn không nên là chấp nhận quá sớm khi đàm phán.

4. Đi đến những thỏa thuận chung

Hầu hết các cuộc đàm phán đều có thời điểm vàng để ra quyết định, kể cả khi đó là quyết định không tiếp tục tham gia đàm phán. Ngay lúc nhận ra kết quả của cuộc đàm phán khó chấp nhận và biết bản thân sẽ gặp thiệt thòi, tốt nhất bạn nên dừng thỏa thuận.

kỹ năng đàm phán thuyết phục

5. Nghệ thuật phát triển kỹ năng đàm phán hiệu quả

Theo nghiên cứu của Forbes, 40% người trưởng thànhhoàn toàn không cảm thấy tự tin vào kỹ năng đàm phán của mình. Cùng với đó, họ cũng có xu hướng né tránh mọi tình huống mang tính thương lượng. Thực tế này cho thấy rằng đàm phán và thương vẫn là một thách thức đối với đa số chúng ta. Vậy cần làm gì để phát triển kỹ năng này? Bạn đọc hãy lưu ý những điều cần thiết dưới đây nhé:

  • “Biết người biết ta”

Một trong những yếu tố cần thiết để dành lợi thế trong đàm phán là phải thật sự nhạy bén trong việc nhận biết mục tiêu của đối phương. Trong mỗi cuộc đàm phán, đối phương sẽ luôn có những điều có thể hoặc không thể nhượng bộ. Nắm rõ những điều này, bạn sẽ dễ dàng có các phương án “tác chiến” trong buổi đàm phán.

  • Kiểm soát cảm xúc để nâng cao kỹ năng thương lượng

Một yếu tố quan trọng để đi đến đàm phán thành công là bạn cần trang bị khả năng kiểm soát cảm xúc. Việc thể hiện những cảm xúc tiêu cực hay quá phấn khích có thể được đối phương nhanh chóng nắm bắt và khiến bạn bất lợi hơn.

  • Trở thành “người chèo thuyền” trong buổi đàm phán

Khi bạn biết cách làm chủ cuộc đàm phán và hướng nó đi theo mong muốn của bản thân, bạn sẽ dễ dàng giành được lợi thế trên thương trường.  Một “người chèo thuyền” trong cuộc đàm phán nhiều kỹ năng khác nhau như lắng nghe, giao tiếp, thấu hiểu, giải quyết vấn đề,… Để có thể trở thành người chèo lái cho cuộc đàm phán, bạn cần rèn luyện kỹ năng đàm phán và liên tục phát triển các yếu tố khác như khả năng giao tiếp, thấu hiểu, giải quyết vấn đề, lắng nghe..

  • Hiểu rõ “không ai cho không ai”

Khi đàm phán trong kinh doanh, bạn chính là đại diện cho cả một phòng ban/ thương hiệu công ty bạn. Đừng chỉ nghĩ về những gì mà đối tác có thể cung cấp cho bạn, hãy nghĩ về những gì bạn có thể đem lại cho họ. Ngay cả khi không thành công, bạn vẫn khiến tiếng nói của mình có giá trị và được lắng nghe. Vì vậy, hãy biết những gì bạn muốn, cư xử chuyên nghiệp và luôn duy trì một tâm thế cởi mở để đàm phán thành công theo cách của bạn.

Tóm lại, kỹ năng đàm phán là chìa khóa thành công trong kinh doanh và cả cuộc sống mỗi người. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn tìm ra phương pháp phát triển kỹ năng đàm phán thương lượng.

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan