Trang chủ

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO TRONG THỜI ĐẠI 4.0

Năng lực lãnh đạo của nhân sự là yếu tố giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, rèn luyện kỹ năng lãnh đạo và quản lý là điều cần thiết mà bất kỳ ai cũng nên trau dồi. Thế nhưng, liệu bạn đã biết năng lực lãnh đạo là gì? Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng này đặc biệt là trong thời đại 4.0? Hãy cùng G.A.P Institutes tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Năng lực lãnh đạo là gì?

Năng lực lãnh đạo là những kỹ năng và nguồn lực mà bạn có thể sở hữu để giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi.

Chúng bao gồm nhiều kỹ năng và phẩm chất như sự tận tụy, quyết đoán, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng thuyết phục, khả năng quản lý thời gian và nguồn lực, khả năng lắng nghe và tương tác, khả năng xây dựng mối quan hệ,…

Khi có năng lực lãnh đạo tốt, người đứng đầu hoặc người có vị trí quản lý có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và hợp lý. Họ nhận được sự tin tưởng và tôn trọng từ mọi người xung quanh. Đồng thời, họ giúp thúc đẩy nhóm làm việc một cách năng suất và hiệu quả hơn.

2. Năng lực lãnh đạo trong bối cảnh thời đại 4.0

Năng lực lãnh đạo có vai trò quan trọng, đặc biệt là ở thời đại 4.0. Trong bối cảnh kỹ thuật số, doanh nghiệp có nhiều thách thức trong việc tích hợp công nghệ, chuyển đổi mô hình, bảo mật dữ liệu,…

Thế nên, nhà lãnh đạo cần biết cách thúc đẩy đổi mới, năng cao chất lượng qua các giá trị số hoá, thiết bị thông minh hay phương thức giao tiếp hợp tác hiện đại. Việc này không chỉ áp dụng các công nghệ mới mà còn liên quan đến xây dựng chiến lược bền vững cho doanh nghiệp.

Một nhà lãnh đạo có năng lực sẽ giúp doanh nghiệp có tầm nhìn, chiến lược rõ ràng. Họ giúp doanh nghiệp biết được đâu là đích đến và cách làm thế nào để đến được vạch đích đó.

Đồng thời, nhà lãnh đạo giỏi sẽ biết cách khơi dậy được niềm tin và truyền cảm hứng đến mọi người. Họ góp phần tạo nên một môi trường làm việc tích cực, lành mạnh và nhiều động lực.

Thế nên ngày nay, các doanh nghiệp không chỉ tìm kiếm mà luôn sẵn sàng trong việc bồi dưỡng năng lực lãnh đạo cho nhân sự. Ở cấp càng cao, mức độ yêu cầu về năng lực này càng khắc khe, đòi hỏi lãnh đạo càng cần được đào tạo chuyên sâu và bài bản.

Không chỉ được trọng dụng trong công việc mà năng lực lãnh đạo còn vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân, là động lực để bạn trau dồi về cả kiến thức chuyên môn lẫn hành vi ứng xử. Đồng thời, khả năng giao tiếp, quản lý tình huống và giải quyết vấn đề của bạn đều được cải thiện và phát triển đáng nể.

3. Làm thế nào để phát triển năng lực lãnh đạo?

Ai cũng biết phát triển năng lực lãnh đạo và quản lý là điều cần thiết. Nhưng thực tế, việc cải thiện kỹ năng này không phải là điều dễ dàng. Để rèn luyện năng lực lãnh đạo hiệu quả, bạn có thể thử áp dụng 5 cách mà G.A.P chia sẻ dưới đây.

3.1. Hiểu rõ bản thân mình

Hiểu bản thân mình là yếu tố cơ bản bạn cần làm trước khi học cách lãnh đạo người khác. Liệu bạn đã biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình là gì? Năng lực bản thân như thế nào? Hay đâu là điểm nào bạn phải khắc phục?

Mỗi người là một cá thể khác nhau và việc nhận ra những đặc điểm này là cần thiết. Khi bạn hiểu rõ bản thân mình, bạn có thể tập trung phát triển kỹ năng liên quan, giảm thiểu những hạn chế có thể gặp phải để trở thành một người lãnh đạo tốt.

3.2. Bổ sung kiến thức chuyên môn

Kiến thức chuyên môn là một trong những lý do nổi bật để bạn được đề bạt, tín nhiệm ở vị trí lãnh đạo. Thế nên, việc bạn cần liên tục trau dồi kiến thức để có thể dẫn dắt tổ chức là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Bạn có thể bổ sung kiến thức chuyên môn bằng cách rèn luyện thói quen đọc sách, học các khoá đào tạo chuyên sâu hay kết nối cùng những chuyên gia trong ngành,…

Có như vậy, dù trong bất kỳ tình huống nào, bạn cũng sẽ tự tin bình tĩnh tìm phương án giải quyết hiệu quả, kịp thời cho doanh nghiệp.

3.3. Nâng cao khả năng giao tiếp và tinh thần trách nhiệm

Đây là một trong những bước giúp bạn phát triển năng lực lãnh đạo. Một người lãnh đạo giỏi phải biết truyền đạt thông tin rõ ràng, đúng và đủ ý, phải học được cách lắng nghe và ghi nhận đóng góp của mọi người.

Nên nhớ rằng, lãnh đạo không chỉ làm việc với cộng sự, phòng ban mà còn với cả khách hàng hay những quản lý cấp cao khác. Thế nên, đối với mỗi đối tượng, bạn cần học cách giao tiếp và ứng xử như thế nào cho thật hợp lý.

Đồng thời, năng lực lãnh đạo cũng thể hiện qua tinh thần của bạn. Người lãnh đạo sẽ không đỗ lỗi, đùn đẩy mà nên là người nhận trách nhiệm, chấn chỉnh và tìm phương án giải quyết sự việc. Hãy luôn thúc đẩy tinh thần mọi người, tạo động lực cùng chinh phục những thách thức, mục tiêu.

3.4. Cởi mở đón nhận những phản hồi

Không lo lắng hay phản ứng gây gắt với nhận xét của những người xung quanh. Hãy chủ động trò chuyện và xin “feedback” về phong cách làm việc của bạn từ mọi người. Họ có thể sếp, là quản lý, là đồng nghiệp,… hoặc bất kỳ ai mà bạn thường xuyên cùng làm việc.

Với thái độ cầu thị và lắng nghe, chắc chắn khi tiếp thu những nhận xét đó, bạn sẽ biết cách cải thiện và phát triển năng lực lãnh đạo của chính mình.

3.5. Không ngừng tìm kiếm môi trường phát triển

Đừng chỉ ngồi một chỗ và chờ cơ hội được lãnh đạo một ai xuất hiện. Hãy chủ động đề xuất với ban quản lý cơ hội để thử hoặc tìm môi trường cho bạn thể hiện năng lực của mình.

Bên cạnh đó, nếu được dẫn dắt bởi người hướng dẫn có năng lực lãnh đạo tốt, bạn sẽ thấy bản thân phát triển vô cùng nhanh chóng và hiệu quả.

Cách phát triển năng lực quản lý

4. Cách đo lường năng lực lãnh đạo

Quả thật rất khó để đánh giá năng lực lãnh đạo thế nào là tốt. Bởi lẽ nó không có một thước đo, quy chuẩn hay định tính, định lượng nhất định.

Tuy nhiên, để xác định năng lực lãnh đạo của bản thân, bạn có thể trả lời các câu hỏi mà Predictiveindex đã đề xuất dưới đây:

  • Cách bạn tiếp thu những lời chỉ trích như thế nào? Liệu bạn đã nghiêm túc suy xét và lên kế hoạch cải thiện chưa?
  • Bạn đã hiểu những gì về bản thân của mình rồi?
  • Khi có vấn đề xảy ra, công việc không hiệu quả, bạn sẽ làm gì?
  • Phong cách làm việc của bạn là gì?
  • Cách bạn tiếp cận, trao đổi với đồng nghiệp như thế nào?

Hy vọng những chia sẻ về năng lực lãnh đạo trong bài viết của G.A.P Institute sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Nếu muốn xây dựng và phát triển các kỹ năng toàn diện trên con đường nghề nghiệp của mình, hãy liên hệ ngay với G.A.P Institute – Viện Đào tạo và Phát triển Nhân tài Việt Nam để được tư vấn chi tiết!

 

Nguồn: Sưu tầm.

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan